“Brain Rot” là gì?
SSau hơn 37.000 lượt bình chọn công khai trên toàn cầu, từ khóa được Đại học Oxford chọn là “brain rot” (não thối, suy giảm trí não), mang ý nghĩa cảnh báo về sức khỏe tinh thần (mental wellbeing) trong thời đại số. Đặc biệt, cảnh báo xã hội về tác động tiêu cực của nội dung trực tuyến đến sức khỏe tinh thần ở thế hệ trẻ như Gen Z và Alpha, nhóm tiếp cận sớm và sử dụng nhiều công nghệ.
Trang thông tin của Đại học Oxford định nghĩa Brain rot (não thối) là một danh từ thể hiện sự suy giảm về trạng thái tinh thần hoặc trí tuệ của một người (a person’s mental or intellectual state) do tiêu thụ quá mức các nội dung trên các nền tảng online kém chất lượng, vô bổ, hời hợt hoặc những thứ tương tự.
Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn đang dành hàng giờ mỗi ngày để lướt các trang mạng xã hội một cách vô thức, tiêu thụ những nội dung không có giá trị sau đó cảm thấy khó tập trung và một cảm giác trống rỗng lạ thường – đây chính là biểu hiện bạn đang mắc chứng “brain rot”.
Nguồn gốc của từ “Brain Rot”
Thuật ngữ “brain rot” xuất hiện lần đầu vào năm 1854 trong cuốn sách “Walden” (tạm dịch là Một mình sống trong rừng) của tác giả Henry David Thoreau (đã có bảng tiếng Việt), trong đó, ông đã kể lại những trải nghiệm của bản thân khi sống giản dị giữa thế giới tự nhiên trong 2 năm, 2 tháng và 2 ngày sống một mình trong căn nhà nhỏ tự xây dựng.
Cuốn sách truyền cảm hứng, khuyến khích con người quay trở lại với một lối sống đơn giản, có ý nghĩa và tập trung vào sự phát triển nội tâm để tránh những ảnh hưởng tiêu cực như “brain rot” hiện đại – “sự mục nát của trí óc” khi con người bị cuốn vào lối sống vật chất, bận rộn vô nghĩa, hoặc xa rời thiên nhiên và sự suy ngẫm sâu sắc. Nhưng trong 1 năm qua, từ năm 2023 các chuyên gia nhận thấy cụm từ này trở nên nổi bật bởi tần suất sử dụng tăng đột biến đến 230% từ năm 2023 đến 2024, khi bản thân nó đã trở thành một meme Internet.
Tác hại của “Brain Rot”
Gia tăng căng thẳng thần kinh
Absy Sam, nhà tâm lý học, cảnh báo rằng “thối não” ở giới trẻ là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt khi vỏ não trước trán—vùng kiểm soát quyết định—vẫn đang phát triển. Sự phụ thuộc vào công nghệ và lối sống ít vận động khiến não bộ dễ bị căng thẳng và kích thích quá mức. Mehezabin Dordi, nhà tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện Sir HN Reliance Foundation (Ấn Độ), cho rằng lối sống hiện đại, phụ thuộc vào công nghệ số và thiếu hoạt động thể chất là những nguyên nhân chính dẫn đến “thối não”.
Suy giảm khả năng tập trung và nhận thức
Theo Casper Grathwohl, Chủ tịch Oxford Languages, não bộ đang bị quá tải bởi thông tin kém chất lượng, ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo và phản biện. Việc lướt mạng không chọn lọc tạo ảo tưởng biết nhiều, nhưng thực chất chỉ tích lũy thông tin vô ích, dẫn đến sự phân tâm và xa rời các giá trị cá nhân sâu sắc.
Giảm động lực
Sự phụ thuộc vào mạng xã hội để giải trí thay vì phát triển bản thân khiến trí tuệ và cảm xúc bị thui chột, giảm khả năng kiểm soát cảm xúc. Thói quen tiêu thụ nội dung ngắn, dễ dãi trên mạng khiến mọi người, đặc biệt các bạn trẻ gen Z khó duy trì sự tập trung vào các mục tiêu dài hạn. Lướt mạng dễ dàng, nhưng học tập hay làm việc nghiêm túc lại trở thành gánh nặng, làm suy giảm động lực và xa rời các khát vọng cá nhân.
Kiệt quệ tinh thần
Tiến sĩ Arvind Otta nhà tâm lý học và nhà hoạt động sức khỏe tâm thần tại Delhi, Ấn Độ cho biết, sự bùng nổ mạng xã hội khiến Gen Z dễ rơi vào hội chứng quá tải kỹ thuật số. Việc liên tục tương tác với công nghệ và chuyển đổi ứng dụng làm giảm năng suất, tập trung, và gây mệt mỏi tinh thần vào cuối ngày.
Suy giảm chất lượng sống
Thói quen lướt mạng trước khi ngủ làm ức chế sản sinh melatonin, dẫn đến giấc ngủ kém chất lượng. Gen Z có chu kỳ giấc ngủ tệ nhất so với những thế hệ khác kết hợp với chế độ ăn không lành mạnh và thiếu vận động, khiến sức khỏe tinh thần và thể chất của Gen Z suy giảm, làm tăng nguy cơ kiệt quệ tinh thần lâu dài.
Làm gì để tránh bị “thối não”?
“Brain rot” không xảy ra tức thì mà là kết quả của việc chìm đắm lâu dài trong nội dung dễ dãi và vô bổ. Tình trạng này không chỉ làm suy yếu khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, mà còn ảnh hưởng đến ra quyết định và giao tiếp. |
1. Tăng khả năng nhận thức bản thân
Hãy tỉnh táo nhận ra: những thói quen nhỏ như lướt video ngắn (Reels, TikTok) chính là bước đầu khiến não bộ mụ mị. Dành thời gian quan sát lại 24 giờ trong ngày, từ lúc bạn thức dậy đến lúc đi ngủ với ghi chép cụ thể mỗi 30 phút để biết vấn đề đang ở đâu. Chỉ nhận nhận ra là bạn sẽ có vô vàng cách hiệu quả để tránh bị hiện tượng “thối não: brain rot”
2. Giới hạn sử dụng mạng xã hội
Sử dụng công cụ nhắc nhở để quản lý thời gian trên mạng xã hội, đặc biệt trước giờ ngủ để cải thiện giấc ngủ. Thay đổi thói quen tiêu thụ nội dung, tập trung vào các hoạt động giúp não bộ linh hoạt hơn như đọc sách, học kỹ năng mới, hoặc thảo luận sâu sắc.
3. Thực hiện “Digital Detox” định kỳ
Ngắt kết nối với thiết bị số để tái tạo năng lượng tinh thần. Thay thế bằng các hoạt động tích cực như thể thao, hoạt động ngoài trời, hoặc theo đuổi sở thích cá nhân như âm nhạc, nghệ thuật.
4. Đặt các mục tiêu ý nghĩa để theo đuổi
Lập kế hoạch cụ thể theo ngày, tuần, tháng để não bộ tập trung vào việc cần hoàn thành. Tránh lướt mạng không mục đích, thay vào đó đầu tư thời gian vào nội dung chất lượng, mang lại giá trị lâu dài cho bản thân.
5. Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe tinh thần
Chủ động tìm hiểu và trang bị các kiến thức để trở thành người sơ cứu sức khỏe tinh thần cho chính mình và người thân. Bạn có thể tham khảo khóa Mental Wellbeing Foundation: chương trình nền tảng 70 giờ kết hợp Kiến thức Khoa học thần kinh mới nhất và Bộ kỹ năng thực hành Trí tuệ cảm xúc EQ theo tiêu chuẩn Six Seconds đã được chứng minh giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, từ đó người học xây dựng được năng lực Tự nhận thức và biết cách chăm sóc tốt sức khỏe tinh thần cho bản thân, biết kháng thương trước các cảm xúc khó hoặc các cú sốc tâm lý.
Đây là chương trình đào tạo độc quyền và thuần Việt được tổ chức định kỳ online bởi Mental Wellbeing Training – đối tác chính thức và duy nhất tại Việt Nam của Six Seconds – tổ chức nghiên cứu Trí tuệ cảm xúc (EQ) lâu đời nhất thế giới.
Lời nhắn từ chuyên gia Oxford: “Brain rot” không chỉ là thuật ngữ thời thượng mà là lời cảnh tỉnh về tác động của công nghệ đến sức khỏe tinh thần (mental wellbeing) của bạn. Hãy cân nhắc cách bạn sử dụng thời gian và năng lượng trong kỷ nguyên số. Công nghệ sẽ hủy hoại trí tuệ hay trở thành công cụ nâng tầm tư duy? Quyền lựa chọn là của bạn. Hãy hành động ngay hôm nay để bảo vệ bộ não – tài sản quý giá và dễ tổn thương nhất.
Nguồn bài viết và tham khảo:
- “Não thối – Brain Rot: trở thành Từ khóa của Năm 2024: https://blog.hanhphucdedang.com/
- Brain rot: Supposed deterioration of a person’s mental or intellectual state, especially viewed as a result of overconsumption of material (now particularly online content) considered to be trivial or unchallenging. Also: something characterized as likely to lead to such deterioration. Oxford Word of the Year: https://corp.oup.com/word-of-the-year/
- Brain Rot: The Impact on Young Adult Mental Health: https://www.newportinstitute.com/resources/co-occurring-disorders/brain-rot/
- If You Know What ‘Brainrot’ Means, You Might Already Have It: https://www.nytimes.com/2024/06/13/style/brainrot-internet-addiction-social-media-tiktok.html